Hát Xẩm là gì? Nguồn gốc lịch sử, đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm

  • Ngày đăng: 29 - 10 - 2022
  • Lượt xem: 37980

Cùng với hát Chèoca trù, Xẩm cũng là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với sự phát triển của đất nước, văn hoá dân tộc. Vậy hát Xẩm là gì? Nguồn gốc, quá trình phát triển của dòng nghệ thuật này như thế nào? Cùng Lạc Việt Audio chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này để được giải đáp nhé!

>>>> Tham khảo thêm các tin tức:

Hát Xẩm là gì?

Hát Xẩm được coi là loại hình nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam ra đời từ rất lâu và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn. Vậy hát Xẩm là gì?

Nghệ thuật hát Xẩm là gì?

Hát Xẩm là một dòng dân ca của nước ta phát triển mạnh và phổ biến tại đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc. Ban đầu hát xẩm là một hình thức mưu sinh của những người dân nghèo khổ tại các chợ, đường phố và nơi đông người qua lại. “Xẩm” ở đây dùng để chỉ người biểu diễn.

Theo quan niệm dân gian thì hát Xẩm gắn liền với những nghệ sĩ khiếm thị nghèo khổ, phải rong ruổi khắp nơi, nay đây mai đó không có nhà cửa, sử dụng cây đàn và tiếng hát của mình để mưu sinh.

Hát xẩm là gì? là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại Bắc Bộ

Hát xẩm là gì? là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại Bắc Bộ

Hát Xẩm tiếng anh là gì?

Hát Xẩm trong tiếng anh được gọi là songs of a strolling blind musician tức là bài hát dạo của một nhạc sĩ mù. Nhưng cái trên này không còn đúng 100% cho đến ngày nay vì dòng nghệ thuật này được truyền dạy và giữ gìn với các nghệ sĩ không bị khiếm thị. Một từ khác trong tiếng anh để chỉ được loại hình nghệ thuật này mà vẫn giữ được nét đẹp và văn hoá của nó, đó là Xam singing.

Hát xẩm trong tiếng anh là songs of a strolling blind musician

Hát xẩm trong tiếng anh là songs of a strolling blind musician

Nguồn gốc của nghệ thuật hát Xẩm

Truyền thuyết kể rằng vào đời vua Trần Thánh Tông có hai người con trai là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh, vì muốn tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Toán đã hãm hại Trần Quốc Đĩnh khiến ông Đĩnh bị mù loà, bỏ lại giữa rừng sâu. Vì buồn đau mà ông chỉ biết than khóc đến thiếp đi và trong mơ đã được bụt chỉ cho cách làm ra cây đàn từ dây thừng và que nửa. Tỉnh dậy ông làm theo và thật lạ kỳ khi chiếc đàn ấy có thể phát ra âm thanh thần kỳ khiến chim muông mang đến hoa quả cho ông ăn. Về sau thì Trần Quốc Đĩnh đi dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị, dù ông được cha đưa về cung nhưng vẫn không quên truyền dạy lại cho người đời. Ông cũng được coi là ông tổ của nghề hát Xẩm.

Tuy nhiên đây chỉ là tích truyện vì theo sử sách ghi thì hoàn toàn không có hai hoàng tử tên như vậy. Theo nghiên cứu trên các tài liệu thì hát Xẩm ra đời vào khoảng thế kỷ 14 – 15 (những năm 1500 – 1600), ban đầu chúng được gọi coi là hát rong, hát dạo của người nghèo, người mù.

Nghệ thuật hát Xẩm ra đời khoảng thế kỷ 14-15

Nghệ thuật hát Xẩm ra đời khoảng thế kỷ 14-15

Đặc điểm của hát Xẩm là gì?

  • Hát Xẩm gắn liền với các hình ảnh của những người dân nghèo khổ, người khiếm thị ôm cây đàn hát để đổi lấy chút tiền gạo.
  • Nội dung của các bài Xẩm thường phản ánh hiện thực xã hội qua trong từng thời kỳ cụ thể.
  • Để có thể biểu diễn được một bài Xẩm đòi hỏi nghệ nhân phải thành thục chơi nhạc cụ, vừa hát vừa chơi nhạc sao cho ăn khớp và hoà quyện với nhau nhất.
  • Hát Xẩm yêu cầu cao về biểu đạt cảm xúc, nghệ nhân phải bộc lộ rõ được tâm tư, tình cảm của mình (nhân vật) trong từng lời ca, tiếng hát và cách chơi nhạc cụ.
  • Xẩm thường mang yếu tố thơ ca với nhiều bài thơ được diễn ca như thơ của Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính.
  • Nghệ thuật hát Xẩm được liệt vào trung ca tức những bài hát nhạc về trung hiếu lễ nghĩa.
Hát Xẩm phản ánh hiện thực xã hội

Hát Xẩm phản ánh hiện thực xã hội

Các làn điệu trong nghệ thuật hát Xẩm

Nghệ thuật hát Xẩm có 2 làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào, nhưng trên thực tế có rất nhiều làn điệu được lưu truyền và sử dụng trong dân gian.

STT Tên làn điệu Đặc điểm
1 Làn điệu Xẩm chợ Hát xẩm được biểu diễn ở những góc chợ với giai điệu ngắn gọn, giản dị, có chút hóm hỉnh để thu hút nhiều người nghe.
2 Làn điệu Thập ân Xẩm thập ân có nghĩa là ghi nhớ 10 điều khắc ghi công ơn của cha mẹ từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành. Thể hiện được chữ Hiếu trong xã hội, tiếng xa của Thập ân mang theo sự da diết, giàu cảm xúc, dễ chạm tới tim của người nghe.
3 Làn điệu Phồn Huê Thể hiện sự đồng cảm của nghệ nhân hát với phụ nữ thời phong kiến với nội dung thuật lại những đau khổ, tủi nhục mà người phụ nữ phải chịu đựng chỉ trích thói xấu của chồng, xã hội.
4 Điệu Riềm Huê Còn được biết là Xẩm Huê Tình thường có tiết tấu tươi vui kết hợp với giai điệu trống cơm giúp nghệ nhân hát truyền tải được rất nhiều màu sắc tâm từ tình cảm và nội dung. Nội dung thường về tình yêu đôi lứa, trào phúng, châm chọc thói hư tật xấu thời bấy giờ.
5 Điệu Chênh Bong Mang nét trữ tình, duyên dáng kết hợp sự vui tươi, nhiệt huyết của tình yêu đôi lứa tuổi mới lớn, cập kê.
6 Điệu Hò bốn mùa Còn gọi là Hò khoan được biểu diễn bởi 1 tập thể. Sở dĩ chúng khác với các loại hình hát Xẩm khác là vì chúng được dùng trong công việc của nông dân, hát hò trong những lúc cày cấy để nâng cao tinh thần. Sau này khi du nhập ra phố thị thì các nghệ nhân biểu diễn đã biến tấu đi để phù hợp hơn.
7 Điệu Hát ai Nội dung than thở về cuộc đời, xã hội, những khó khăn và khổ cực trong cuộc sống. Thường xuất hiện trong 1 số đoạn của bài xẩm.
8 Xẩm sai Bắt nguồn từ điệu hát Sai trong các nghi lễ trừ tà thời xưa. Phản ánh, lên án thói hư tật xấu trong xã hội.
9 Điệu Ba bậc Là một làn điệu độc đáo có tính tự sự gắn với tình yêu đôi lứa, tâm tư của chàng trai dành cho 1 cô gái, lời hát thường mang tính bác học dùng cho đối tượng tri thức.
10 Xẩm Hà Liễu Là những lời tự than, ai oán với các giai điệu da diết, chậm rãi. Điệu hát này còn được gọi là Nữ Oán hay Nhân tư. Chúng thường là các đoạn trong cả một bài Xẩm có thể kéo dài tới 10 khổ lời.
11 Xẩm tàu điện Ra đời trong thế kỷ XX tại Hà Nội khi các chuyến tàu trở thành nơi mưu sinh và là sân khấu của các nghệ sĩ hát Xẩm
Nghệ thuật hát Xẩm có 2 làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào nhưng có tới 11 làn điệu khác nhau

Nghệ thuật hát Xẩm có 2 làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào nhưng có tới 11 làn điệu khác nhau

Nội dung, ca từ trong hát Xẩm

Nghệ thuật hát Xẩm giống như hình thức hát nói, vừa hát vừa kể chuyện mang tính tự sự và lời văn. Hầu hết các bài Xẩm đều được truyền miệng và không có tác giả với các chủ đề thể hiện tâm tư, khát vọng của người dân, nông dân, thị dân, người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Đồng thời phản ánh suy nghĩ của bản thân trước xã hội, nhà nước thời bấy giờ.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài hát Xẩm nói về tinh thần lạc quan, tình yêu đôi lứa đẹp đẽ, sự cảm thông của các tầng lớp dân nghèo luôn tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, biết ơn dưỡng dục của cha mẹ,… Sang đến thời kỳ chiến tranh, Xẩm còn có nội dung khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh một lòng vì Đảng, vì nước, vì dân.

Ca từ trong hát Xẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống ca dao, tục ngữ, dân ca của miền Bắc Việt Nam. Các bài thơ lục bát, biến thế có tiếng láy, tiếng đệm được lấy để làm lời hát Xẩm. Loại hình nghệ thuật này không quá hàn lâm mà chú trọng vào sự dung hoà, dễ hiểu với mọi người và phù hợp với năng khiếu của người biểu diễn. Ngay từ khi ra đời, Xẩm giống như một kênh thời sự bằng âm nhạc vậy, luôn mang những thông điệp phản ánh thời cuộc.

Xẩm giống như một kênh thời sự bằng âm nhạc vậy, luôn mang những thông điệp phản ánh thời cuộc

Xẩm giống như một kênh thời sự bằng âm nhạc vậy, luôn mang những thông điệp phản ánh thời cuộc

Nhạc cụ sử dụng trong hát Xẩm là gì?

Ban đầu biểu diễn hát Xẩm chỉ sử dụng duy nhất một chiếc đàn nhị để độc tấu, nghệ nhân sẽ vừa đánh đàn và vừa hát. Tuy nhiên theo thời gian cũng như yêu cầu về số lượng nghệ sĩ biểu diễn cùng lúc, nhạc cụ sử dụng trong Xẩm cũng được phát triển phong phú hơn bao gồm:

  • Đàn nhị.
  • Sênh.
  • Trống mảnh (trống Xẩm).
  • Bộ phách.
  • Đàn bầu.
  • Đàn giáo.
  • Thanh la.
  • Đàn đáy.
  • Trống cơm.
Nhạc cụ sử dụng trong hát Xẩm thông dụng nhất là đàn nhị

Nhạc cụ sử dụng trong hát Xẩm thông dụng nhất là đàn nhị

Những nghệ nhân hát Xẩm tiêu biểu nhất

Từ cuối thế kỷ XX cho đến đầu thế kỷ XXI, các nghệ nhân cốt cán đều bước sang tuổi già và có những người đã mất đi đem theo giá trị văn hoá to lớn. Một số nghệ nhân hát Xẩm tiêu biểu nhất được biết đến rộng rãi:

Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu

Bà được coi là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX quê ở Yên Mô Ninh Bình cũng là nơi mà loại hình nghệ thuật này ra đời. NSƯT Hà Thị Cầu giống như một báu vật nhân văn sống, những làn điệu cùng giọng hát của bà là những di sản quý còn sót lại của nghệ thuật Xẩm trong thời đại mới.

Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu

Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngoan

NSND Thanh Ngoan là một trong những gương mặt nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực hát Xẩm với tác phẩm “Sướng khổ vì chồng” và câu xẩm Thập ân. Những câu Xẩm chan chứa cảm xúc nỗi niềm không chỉ nhận được lời khen từ nhiều khán giả trong nước mà còn được yêu thích bởi nhiều khán giả nước ngoài tại châu Âu, châu Mỹ.

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngoan

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngoan

Nghệ sĩ nhân dân Mai Thuỷ

NSND Mai Thuỷ vốn được biết tới là một trong những nghệ sĩ chèo trụ cột của nhà hát chèo Ninh Bình nhưng cô cũng là người đưa hát Xẩm phát triển trong giai đoạn mới, khi mà những nghệ nhân cũ dần vắng bóng.

Nghệ sĩ nhân dân Mai Thuỷ

Nghệ sĩ nhân dân Mai Thuỷ

Ngoài những cái tên kể trên thì còn một số nghệ nhân hát Xẩm cao tuổi vẫn còn hiện nay như: Vũ Đức Sắc (Hà Nội), Thân Đức Chinh (Bắc Giang), Nguyễn Văn Khôi (Hà Nội), Minh Sen, Tô Quốc Phương (Thanh Hoá).

Những bài hát Xẩm nổi bật trong văn hoá nước nhà

Nhắc tới hát Xẩm thì nhất định bạn phải nghe lại một số tác phẩm tiêu biểu như:

  • Dạo chơi Long Thành
  • Hát văn nhớ mẹ ta xưa
  • Xẩm Thập ân
  • Xẩm Giọt nước cánh bèo
  • Xẩm ngược đời
  • Xẩm Huế Tình
  • Luận về kẻ dở người hay

Nghệ thuật hát Xẩm ngày nay có đang bị mai một?

Nghệ thuật hát Xẩm đạt đỉnh cao từ cuối thế kỷ 18 và thế kỷ 19, trước đó thì đây được coi là nghề kiếm sống của nhiều người dân nghèo hoặc người bị tàn tật. Tuy nhiên sang đến thế kỷ 20 và thời kỳ chiến tranh nghệ thuật Xẩm đã phát triển theo hướng khác. Các tổ chức hỗ trợ người mù, người nghèo được hình thành, nhiều nghệ sĩ biểu diễn Xẩm dần vắng bóng.

Sang tới đầu thế kỷ 21, loại hình nghệ thuật này được đưa ra nghiên cứu và bảo tồn và được đề cử là di sản thế giới cần được bảo tồn. Để giữ lại những giá trị tinh tuý nhất của hát Xẩm nhiều câu lạc bộ hát Xẩm được hình thành và dạy hát miễn phí cho những người muốn học.

Nghệ thuật hát Xẩm ngày nay đang được gìn giữ và phát triển trở lại

Nghệ thuật hát Xẩm ngày nay đang được gìn giữ và phát triển trở lại

Tháng 1 năm 2022, hát Xẩm được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đánh dấu thành quả nỗ lực của Sở Văn hoá và Thể thao cũng như của các nghệ sĩ yêu thích nghệ thuật này. Một số câu lạc bộ Xẩm nổi tiếng tính đến hiện nay phải kể đến như:

  • Câu lạc bộ xẩm Hà Thành (Hà Nội)
  • Câu lạc bộ xẩm Hải Thành (Hải Phòng)
  • Câu lạc bộ xẩm chợ Đồng Xuân (Hà Nội)
  • Câu lạc bộ xẩm Yên Nhân (Yên Mô, Ninh Bình)
  • Câu lạc bộ xẩm xã Yên Phong (Yên Mô, Ninh Bình)
  • Và một số CLB xẩm tại Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa.

Mặc dù sau một thời gian dài nghệ thuật Xẩm cũng như nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác bị quên lãng, mai một dần nhưng với tinh thần bảo vệ, gìn giữ nét đẹp văn hoá của dân tộc những gì tinh tuý nhất về nghệ thuật Xẩm vẫn sẽ được lưu truyền theo thời gian. Hiện nghệ thuật hát Xẩm chỉ được biểu diễn trong các hệ thống âm thanh hội trường, nhà hát, sân khấu chứ không còn hát rong tại chợ, đường phố như thời xa xưa.

Nghe hát Xẩm tại nhà chỉ với dàn âm thanh chất lượng

Nghe hát xẩm hay nhất, trọn vẹn nhất là khi bạn có thể nghe trực tiếp tại những nơi biểu diễn. Tuy nhiên nếu bạn không có điều kiện hay khả năng thì lựa chọn một hệ thống âm thanh chất lượng để nghe hát xẩm cũng là một giải pháp tốt.

Hát Xẩm sử dụng các nhạc cụ truyền thông với giọng hát giàu cảm xúc vì thế để tái hiện lại những điều tuyệt vời này bạn cần trang bị một hệ thống loa thực sự chất lượng. Những thương hiệu như loa karaoke JBL, Bose, BMB sẽ là lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể sử dụng các dòng loa bluetooth, loa kéo hoặc loa vi tính để nghe nhưng chắc chắn sẽ khó mà cảm hết được nét đẹp, nét hay của bài hát.

Trên đầy là bài viết giải đáp hát Xẩm là gì? Nguồn gốc lịch sử phát triển cũng như đặc điểm, các làn điệu của dòng nghệ thuật dân gian này. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về nét đẹp văn hoá của người Việt – hát Xẩm. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Duy Shinota - Giám đốc Lạc Việt Audio

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!


Tin tức mới

Đánh giá Hát Xẩm là gì? Nguồn gốc lịch sử, đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm