[NEW] LDAC là gì? Tất tần tật về công nghệ mã hóa âm thanh này

  • Ngày đăng: 08 - 08 - 2023
  • Lượt xem: 2785

Nghe thiên hạ đồn chuẩn âm thanh LDAC đang là chuẩn mã hóa tốt nhất hiện nay, vậy LDAC là gì? Có thực sự tốt như vậy không? Cách thức hoạt động của chúng ra sao? Cùng Lạc Việt Audio tìm hiểu ngay trong bài viết này để được giải đáp nhé!

LDAC là gì?

LDAC (Low Latency Audio Codec) là một mã hóa âm thanh không dây được phát triển bởi Sony, chúng được thiết kế để truyền tải chất lượng âm thanh cao qua kết nối bluetooth.

LDAC là gì? là mã hóa âm thanh không dây phát triển bởi Sony

LDAC là gì? là mã hóa âm thanh không dây phát triển bởi Sony

Nguồn gốc của chuẩn âm thanh LDAC

Codec LDAC được phát triển bởi tập đoàn Sony – Nhật bản, chúng được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2015 tại triển lãm Thiết bị điện tử tiêu dùng (CES). Mục đích ban đầu của Sony là cung cấp một giải pháp âm thanh không dây có thể cung cấp chất lượng âm thanh cao hơn, đặc biệt là cho nội dung âm thanh độ phân giải cao, mà không đánh đổi sự tiện lợi của kết nối không dây.

Trải qua một thời gian, LDAC đã nhận được sự công nhận và sự áp dụng vượt xa các thiết bị của Sony. Nó đã được cung cấp cho các nhà sản xuất khác và tích hợp vào nhiều điện thoại thông minh Android, tai nghe và thiết bị âm thanh khác nhau. Hứa hẹn trong thời gian tới đây, bluetooth LDAC sẽ được ứng dụng rộng rãi và trên nhiều thiết bị hơn nữa.

Codec LDAC được giới thiệu lần đầu vào năm 2015

Codec LDAC được giới thiệu lần đầu vào năm 2015

Cách thức hoạt động của codec LDAC

LDAC được thiết kế để truyền tải âm thanh không dây với độ phân giải cao, giảm mất mát tối thiểu nhờ việc áp dụng kỹ thuật mã hóa tiên tiến và tỷ lệ bit thích ứng theo băng thông và khả năng của thiết bị.

LDAC sử dụng kết hợp các kỹ thuật mã hóa để nén dữ liệu âm thanh một cách hiệu quả trong khi vẫn duy trì độ chân thực cao. Các kỹ thuật này bao gồm mã hóa dự đoán, định lượng và mã hóa entropy. Codec dự đoán các mẫu âm thanh sắp tới và mã hóa sự khác biệt giữa các mẫu được dự đoán và thực tế. Dữ liệu kết quả sau đó được định lượng và mã hóa bằng cách sử dụng mã hóa độ dài biến để giảm kích thước dữ liệu. Bluetooth LDAC hoạt động trong hai dải tần: 2.4 GHz và 5 GHz trong đó thì dải tần 5gHz sẽ cho tỷ lệ dữ liệu cao hơn, chất lượng âm thanh tốt hơn.

Cách thức hoạt động của codec LDAC

Cách thức hoạt động của codec LDAC

Đặc điểm nổi bật của bluetooth LDAC là gì?

Mã hóa âm thanh LDAC sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể tới như:

  • Hỗ trợ âm thanh chất lượng cao: LDAC hỗ trợ âm thanh chất lượng cao lên đến 24 bit/96kHz hoặc thậm chí 24 bit/192kHz, tùy thuộc vào thiết bị và cài đặt có sẵn. Điều này có nghĩa là nó có thể truyền tải âm thanh với nhiều chi tiết và trung thực hơn, gần với chất lượng ghi âm ban đầu.
  • Ba tốc độ Bit khác nhau: LDAC hoạt động ở ba tốc độ bit khác nhau: 330 kbps, 660 kbps và 990 kbps. Những tốc độ bit này cung cấp các mức chất lượng âm thanh và truyền tải dữ liệu khác nhau. Tốc độ bit càng cao, càng truyền tải nhiều dữ liệu, dẫn đến chất lượng âm thanh tốt hơn.
  • Tốc độ Bit thích ứng: Một trong những tính năng nổi bật của LDAC là công nghệ tốc độ bit thích ứng. Điều này có nghĩa là LDAC có thể điều chỉnh tốc độ bit của mình một cách động dựa trên băng thông kết nối Bluetooth có sẵn. Nếu có nhiều băng thông hơn, LDAC có thể chuyển sang tốc độ bit cao hơn để cải thiện chất lượng âm thanh. Ngược lại, nó có thể giảm tốc độ bit để đảm bảo phát lại âm thanh ổn định trong trường hợp băng thông hạn chế.
LDAC hỗ trợ âm thanh chất lượng cao có thể tùy chọn tốc độ bit

LDAC hỗ trợ âm thanh chất lượng cao có thể tùy chọn tốc độ bit

Nhược điểm của chuẩn âm thanh LDAC

Mặc dù sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật nhưng codec LDAC cũng tồn tại một số điểm trừ như:

  • Khả năng tương thích: LDAC tương thích chủ yếu với các sản phẩm của Sony, mặc dù không phải là codec độc quyền, Sony cũng muốn phát triển sang nhiều thiết bị khác nữa nhưng quá trình đã diễn ra chậm hơn các chuẩn bluetooth khác như AAC, SBC nên vẫn còn khá hạn chế trên nhiều thiết bị.
  • Độ trễ âm thanh: Chất lượng âm thanh được cải thiện hơn rất nhiều nhưng chúng cũng tạo ra độ trễ cao hơn, nếu ứng dụng trong các yêu cầu độ trễ thấp chẳng hạn như chơi game hay phát trực tuyến thì LDAC sẽ không thể đáp ứng được.
  • Tiêu thụ pin: Truyền tải âm thanh chất lượng cao đòi hỏi phải truyền nhiều dữ liệu hơn qua kết nối Bluetooth. Điều này có thể dẫn đến tiêu thụ pin tăng lên trên cả thiết bị truyền (ví dụ: điện thoại thông minh) và thiết bị nhận (ví dụ: tai nghe).
  • Yêu cầu về bằng thông: Các chế độ chất lượng cao nhất của LDAC đòi hỏi nhiều băng thông hơn để truyền tải lượng dữ liệu âm thanh. Điều này không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được.
LDAC không tương thích với tất cả các thiết bị hiện nay

LDAC không tương thích với tất cả các thiết bị hiện nay

So sánh codec bluetooth LDAC và aptX

Cả LDAC và aptX đều là codec âm thanh tiên tiến với khả năng truyền tải âm thanh chất lượng cao qua bluetooth. Vậy chúng có gì khác nhau? Cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây:

LDAC aptX
Nhà phát triển Sony. Qualcomm.
Chất lượng âm thanh Nhiều tùy chọn tỉ lệ bit để thích ứng với từng băng thông có sẵn. Codec aptX cục thể sẽ cung cấp tỷ lệ bit nhất định.
Tỷ lệ bit tối đa Hỗ trợ tới 990kbps. Hỗ trợ tối đa lên tới 567kbps.
Độ trễ Lớn hơn. Nhỏ hơn.
Dải tần hoạt động LDAC hoạt động trong cả hai dải tần 2,4 GHz và 5 GHz. Hỗ trợ dải tần có thể thay đổi tùy theo biến thể cụ thể của aptX và cài đặt của thiết bị.
Khả năng tương thích Hạn chế thiết bị hỗ trợ hơn. Hỗ trợ rộng rãi trên nhiều thiết bị hiện nay.
aptX có độ phổ biến cao hơn khá nhiều so với LDAC

aptX có độ phổ biến cao hơn khá nhiều so với LDAC

 

Ứng dụng của codec bluetooth LDAC

LDAC kể từ khi xuất hiện và phát triển đã được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực truyền tải âm thanh không dây, truyền tải âm thanh chất lượng cao.

Tai nghe không dây

Rất nhiều dòng tai nghe không dây hiện nay sử dụng chuẩn mã hóa âm thanh LDAC để cung cấp chất lượng âm thanh cao hơn. Nhờ đó mà người dùng có thể trải nghiệm nghe nhạc, giải trí trọn vẹn nhất, tuy nhiên thì chỉ có một số dòng tai nghe không dây đời mới hiện nay mới được tích hợp chuẩn này.

Tai nghe không dây sử dụng LDAC cho chất lượng âm thanh vượt trội hơn

Tai nghe không dây sử dụng LDAC cho chất lượng âm thanh vượt trội hơn

Loa bluetooth

LDAC có thể cải thiện chất lượng âm thanh của loa không dây, cho phép tái tạo âm thanh tốt hơn và trải nghiệm nghe hiệu quả hơn. Nhiều mẫu loa bluetooth của nhà Sony đã áp dụng thành công codec mã hóa âm thanh này để truyền tải tín hiệu.

Loa bluetooth sử dụng bluetooth LDAC

Loa bluetooth sử dụng bluetooth LDAC

Điện thoại thông minh, máy tính

Nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng Android hỗ trợ LDAC, cho phép người dùng tận hưởng âm thanh chất lượng cao khi truyền tải nhạc hoặc xem video.

Ngoài ra, bluetooth LDAC còn được ứng dụng trong rất nhiều hệ thống khác chẳng hạn như hệ thống âm thanh gia đình, âm thanh trên xe hơi, phụ kiện chơi game không dây, thiết bị hội nghị cao cấp,….

Điện thoại cùng máy tính bảng đã hỗ trợ chuẩn LDAC

Điện thoại cùng máy tính bảng đã hỗ trợ chuẩn LDAC

Các dòng điện thoại hỗ trợ LDAC

Hiện nay thì chỉ có các dòng điện thoại dùng hệ điều hành Android mới được hỗ trợ codec bluetooth LDAC. Cụ thể như:

  • Sony Xperia Series: Các điện thoại thông minh của Sony, đặc biệt là dòng Xperia đã hỗ trợ LDAC.
  • Google Pixel Series: Hỗ trợ ở một số thiết bị.
  • Dòng Điện Thoại Xiaomi, Huawei và Oppo: Các mẫu điện thoại từ Xiaomi, Huawei và Oppo cụ thể đã tích hợp khả năng hỗ trợ LDAC vào thiết bị của họ.

Ngoài ra còn nhiều mẫu điện thoại thông minh android khác có hỗ trợ bluetooth LDAC. Để kiểm tra chúng ta sẽ tìm trong phần tính năng của điện thoại xem có hỗ trợ LDAC hay không là biết.

Các dòng điện thoại android đời mới hiện nay đều hỗ trợ codec LDAC

Các dòng điện thoại android đời mới hiện nay đều hỗ trợ codec LDAC

Iphone có hỗ trợ LDAC không?

Cho tới thời điểm hiện tại thì toàn bộ các dòng điện thoại iPhone của Apple đều không hỗ trợ codec LDAC khi sản xuất. Hầu hết thì đều hỗ trợ mã codec AAC và SBC để truyền âm thanh bluetooth. Sony đã công bố danh sách các sản phẩm tương thích với chuẩn LDAC tại đây!

Hiện tại iphone chưa có hỗ trợ bluetooth LDAC tự nhiên

Hiện tại iphone chưa có hỗ trợ bluetooth LDAC tự nhiên

Một vài điều thú vị về “LDAC là gì”

LDAC đã và đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều thiết bị mà chúng ta dùng hàng ngày. Dưới đây là một số điều thú vị về codec LDAC có thể bạn chưa biết!

Bluetooth LDAC có phải là tốt nhất hiện nay?

LDAC được đánh giá là một trong những mã codec âm thanh chất lượng tốt hàng đầu hiện nay cho việc truyền tải âm thanh qua bluetooth. Nhưng nó có phải tốt nhất hay không còn phụ thuộc vào sở thích của từng người dùng. Chẳng hạn nếu dùng để nghe nhạc thì LDAC codec có thể rất ổn nhưng dùng để chơi game thì không. Vì thế bluetooth LDAC mặc dù mang tới chất lượng âm thanh cao, trải nghiệm tuyệt vời hơn nhưng vì còn một số điểm hạn chế cũng như độ phổ biến chưa thực sự cao nên vẫn cần một thời gian dài nữa để vươn lên vị trí đứng đầu.

LDAC là một codec bluetooth cho chất lượng âm thanh tốt nhưng độ phổ biến thì chưa cao

LDAC là một codec bluetooth cho chất lượng âm thanh tốt nhưng độ phổ biến thì chưa cao

Cách kiểm tra điện thoại hỗ trợ LDAC

Để biết được chiếc điện thoại của bạn có hỗ trợ bluetooth LDAC hay không thì hãy kiểm tra theo các bước sau:

  • Vào phần cài đặt \ Thông tin điện thoại (about phone).
  • Tìm tới phần Số hiệu bản tạo (build number) \ nhấn vào 7 lần cho tới khi điện thoại báo “you are a developer”.
  • Quay lại phần cài đặt \ cài đặt cho nhà phát triển \ codec âm thanh và chọn codec có chất lượng tốt nhất tương thích với các thiết bị của bạn.

Ngoài phương pháp trên chúng ta có thể kiểm tra điện thoại hỗ trợ LDAC bằng cách kiểm tra thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Hãy truy cập vào website chính thức và tìm tới thông số kỹ thuật sản phẩm bạn mua, sử dụng, thường thì các nhà sản xuất sẽ cung cấp chi tiết các thông số kể cả là mã hóa âm thanh bluetooth hỗ trợ.

Trên đây là bài viết giải đáp LDAC là gì? Đặc điểm, ưu thế cũng như ứng dụng của mã hóa âm thanh này hiện nay. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về chuẩn âm thanh này. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Duy Shinota - Giám đốc Lạc Việt Audio

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!


Tin tức mới

Đánh giá [NEW] LDAC là gì? Tất tần tật về công nghệ mã hóa âm thanh này