Cách xử lý micro, amply bị nhiễm điện ra vỏ để tránh nguy hiểm

  • Ngày đăng: 29 - 07 - 2023
  • Lượt xem: 3479

Trong quá trình sử dụng các thiết bị âm thanh như đẩy công suất, amply hay micro chắc hẳn bạn đã từng gặp tình trạng có điện rò ra khiến khi chạm tay vào có cảm giác bị tê tê, giật. Đó là hiện tượng micro, đẩy, amply bị rò điện, nhiễm điện. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm sao để khắc phục, đảm bảo an toàn khi dùng? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này để được giải đáp nhé!

Hiện tượng micro, amply bị nhiễm điện

Micro hay amply bị nhiễm điện ra ngoài khiến người dùng bị giật nhẹ không phải là tình trạng hiếm gặp. Ban đầu có thể chỉ là cảm giác tê tê tay khi chạm phải hay khiến bạn phải rụt tay lại ngay sau khi chạm vào thiết bị. Như vậy sẽ rất bất tiện mỗi khi cần căn chỉnh amply. Với micro còn tệ hơn, bạn phải cầm nó trong suốt thời gian hát hò mà nó bị nhiễm điện thì sao mà cầm được.

>>> Tham khảo thêm các tin tức:

Hiện tượng micro, amply bị nhiễm điện gây nguy hiểm cho người dùng

Hiện tượng micro, amply bị nhiễm điện gây nguy hiểm cho người dùng

Nguyên nhân micro, ampy bị rò điện ra vỏ

Có một số nguyên nhân chính khiến micro, amply bị giật, nhiễm điện như sau:

Amply bị nhiễm điện do biến áp

Biến áp trong amply hay cục đẩy là linh kiện thực hiện chức năng biến đổi dòng điện thành năng lượng nuôi các mạch linh kiện trong thiết bị. Biến áp thì có 2 loại là biến áp xung và biến áp xuyến. Biến áp không được sơn cách điện, che chắn cẩn thận thì sẽ rò điện trực tiếp ra vỏ amply gây nguy hiểm cho người dùng. Đặc biệt là bộ khuếch đại sử dụng biến áp xung làm từ lõi sắt mà bị rò điện có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu chẳng may động phải.

Amply bị nhiễm điện do biến áp

Amply bị nhiễm điện do biến áp

Amply bị rò điện ra vỏ, ra loa do lớp sơn tĩnh điện

Trường hợp amply không được sơn tĩnh điện bên ngoài hoặc lớp sơn đã trầy xước nhiều cũng sẽ gây ra hiện tượng nhiễm điện ra bên ngoài khiến người dùng cảm giác bị giật khi chạm vào vỏ máy.

Amply bị rò điện ra vỏ, ra loa do lớp sơn tĩnh điện

Amply bị rò điện ra vỏ, ra loa do lớp sơn tĩnh điện

Micro bị nhiễm điện do thiết bị kết nối cùng

Micro có dây là loại dễ bị nhiễm điện hơn, còn micro không dây thì rất hiếm gặp. Micro bị rò điện có thể do các thiết bị kết nối cùng nó bị rò điện ra ngoài chẳng hạn như amply, vang hay bàn mixer.

Micro bị nhiễm điện do thiết bị kết nối cùng

Micro bị nhiễm điện do thiết bị kết nối cùng

Cách kiểm tra micro, amply bị rò điện

Dưới đây là một số cách kiểm tra xem micro hay amply của bạn có bị nhiễm điện, rò điện nay không:

1. Thường xuyên bị giật, tê tay khi không may chạm vào thiết bị.

2. Sử dụng bút thử điện kiểm tra các ốc vặn, lỗ cắm micro nếu bút thử có sáng lên chứng tỏ có điện bị rò ra.

3. Cách kiểm tra đúng nhất là bạn phải rút hết các jack kết nối với các thiết bị khác trong dàn đảm bảo rằng không bị ảnh hưởng với chúng. Sau đó chỉ dùng đồng hồ vạn năng đo đầu dây cắm với vỏ máy:

  • Trường hợp báo vài trăm ohm trở xuống thì amply bị nhiễm điện cơ cấp và lõi biến áp hoặc trạm thứ cấp.
  • Trường hợp báo bài trăm kilo Ohm thì là bình thường.
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo xem amply có bị rò điện hay không

Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo xem amply có bị rò điện hay không

Cách xử lý khi amply bị nhiễm điện, rò điện gây giật

Có 3 cách xử lý hiệu quả nhất khi chẳng may amply bị rò điện ra vỏ hay amply rò điện ra loa đó là:

  • Ngay từ khi lắp đặt amply hãy nối đất cho thiết bị, cổng nối đất chính là cổng Ground phía mặt sau của amply đây là các an toàn và hiệu quả nhất.
  • Nếu muốn khắc phục tạm thời trong thời gian ngắn hãy đổi chiều ổ cắm điện, người dùng thì nên đi dép, giày không để bàn chân của mình tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi vận hành, căn chỉnh cho hệ thống.
  • Nếu micro nhiễm điện từ amply thì hãy đổi hẳn sang loại không dây để dùng sẽ an toàn hơn.

Nếu đã áp dụng nhiều cách khác nhau mà vẫn không giải quyết được tình trạng rò rỉ điện ra ngoài vỏ máy hoặc lan sang các thiết bị khác thì hãy mang ra các cơ sở chuyên sửa chữa thiết bị âm thanh để họ xử lý triệt để.

Hãy tiếp địa cho amply qua cổng Ground ở mặt sau.

Hãy tiếp địa cho amply qua cổng Ground ở mặt sau.

Lưu ý trong quá trình sử dụng để tránh micro, amply bị giật

Các thiết bị của bạn có chất lượng tốt, đã được lắp đặt một cách cẩn thận có tiếp đất đầy đủ thì hầu như sẽ không xảy ra tình trạng bị nhiễm điện, rò rỉ điện, gây giật cho người dùng.

Đối với micro có dây

  • Giữ tay thật khô ráo khi cầm micro.
  • Nên đi giày dép hoặc đứng trên sàn gỗ, sàn có trải thảm khi dùng micro.
  • Chú ý bảo quản lớp sơn tĩnh điện bên ngoài của micro không được để chúng bị trầy, tróc lộ vỏ kim loại ra ngoài.
Giữ tay thật khô ráo khi sử dụng micro có dây

Giữ tay thật khô ráo khi sử dụng micro có dây

Đối với amply

  • Nên đặt amply ở những nơi mà trẻ con không với, nghịch được.
  • Khi sử dụng căn chỉnh thiết bị cũng phải đảm bảo rằng tay của bạn đang khô ráo.
  • Đi dép để tránh cơ thể tiếp xúc trực tiếp với sàn đất sẽ giảm nguy cơ bị giật hơn.
  • Nếu dùng amply cũ mà có nhiều vết xước trên thân vỏ máy thì nên sơn tĩnh điện lại bên ngoài để chống giật.
Căn chỉnh amply bằng tay thì hãy đi giày hoặc dép để hạn chế hiện tượng giật, rò điện

Căn chỉnh amply bằng tay thì hãy đi giày hoặc dép để hạn chế hiện tượng giật, rò điện

Mua thiết bị chất lượng để tránh bị rò điện

Chiếc micro hay amply của bạn bị rò điện, nhiễm điện cũng rất có thể là do mua phải thiết bị kém chất lượng. Vì thế hãy tìm tới những đơn vị âm thanh thực sự uy tín để mua hàng.

Lạc Việt Audio với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị âm thanh hàng đầu thị trường. Các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đều đảm bảo hàng chính hãng chất lượng cao đầy đủ giấy tờ. Cam kết giá thành cạnh tranh rẻ nhất thị trường. Cùng với đó là các chính sách bảo hành hậu mãi hấp dẫn. Hỗ trợ giao hàng tận nơi trên toàn quốc.

Trên đây là bài viết giải đáp nguyên nhân cũng như cách xử lý khi micro bị nhiễm điện, amply bị rò điện ra loa. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn khắc phục triệt để tình trạng này. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Duy Shinota - Giám đốc Lạc Việt Audio

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!


Tin tức mới

Đánh giá Cách xử lý micro, amply bị nhiễm điện ra vỏ để tránh nguy hiểm