Nhạc thính phòng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, các tác phẩm hay nhất

  • Ngày đăng: 01 - 08 - 2023
  • Lượt xem: 3200

Thính phòng được mệnh danh là một trong những dòng nhạc uyên bác nhất, phải thực sự có gu thưởng thức mới có thể cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của nó. Vậy nhạc thính phòng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm của chúng ra sao? Cùng Lạc Việt Audio tìm hiểu ngay trong bài viết này để được giải đáp.

Nhạc thính phòng là gì?

Nhạc thính phòng là một dạng nhạc cổ điển được sáng tác cho nhóm nhỏ các nhạc cụ biểu diễn trong không gian nhất định thường là các phòng nhỏ sẽ gồm từ 2 – 9 nhạc sĩ. Vì thế mà các bản nhạc này thường có sự tinh tế, rõ ràng và dễ chạm tới cảm xúc của người nghe hơn.

Nhạc thính phòng là gì? Là dòng nhạc nghe ở trong phòng

Nhạc thính phòng là gì? Là dòng nhạc nghe ở trong phòng

Nhạc thính phòng tiếng Anh là gì?

Nhạc thính phòng trong tiếng Anh được dịch là Chamber Music. Về khái niệm Chamber Music là gì thì chúng ta sẽ sử dụng luôn phần định nghĩa phía trên đã nêu. Chamber được hiểu là không gian buồn, chuyển từ cái tên gốc latin là camera.

Nhạc thính phòng tiếng Anh là chamber music

Nhạc thính phòng tiếng Anh là chamber music

Nguồn gốc của nhạc thính phòng

Nhạc thính phòng xuất hiện từ thời Trung Cổ muộn và Phục Hưng sớm. Khi ấy, âm nhạc thường được biểu diễn trong không gian nhỏ, như các phòng riêng tư hay phòng trong lâu đài, cung điện hoặc các gia đình giàu có. Chamber Music cũng từ bối cảnh này mà được đặt tên theo.

Ban đầu nhạc thính phòng không phân biệt theo thể loại mà chỉ cần chúng được biểu diễn bởi số lượng ít người và trong một phòng thì sẽ được gọi là thính phòng. Cũng chính vì sự gần gũi, giao lưu trực tiếp của các nhạc công, nhạc sĩ mà Chamber Music còn được gọi là âm nhạc của những người bạn.

Nhạc thính phòng xuất hiện từ thời Trung Cổ muộn và Phục Hưng sớm

Nhạc thính phòng xuất hiện từ thời Trung Cổ muộn và Phục Hưng sớm

Các giai đoạn phát triển của nhạc thính phòng

Thính phòng được liệt vào một trong những dòng nhạc lâu đời đã trải qua biết bao thăng trầm cũng như dòng phát triển của âm nhạc toàn thế giới. Có thể chia sự phát triển thành 4 giai đoạn chính là thời kỳ đầu, nửa sau thế kỷ 18, giai đoạn Beethoven và hiện nay

Thời kỳ đầu của nhạc thính phòng

Trong giai đoạn đầu từ khi mới xuất hiện nhạc thính phòng chủ yếu hòa tấu bằng nhạc cụ thường là các loại thuộc họ vĩ cầm có dây. Lúc đó chúng được gọi là các bản hòa tấu sonata thính phòng, sonata nhà thờ.

Sang tới thời kỳ Baroque, Chamber music không được xác định một cách rõ ràng. Ở giai đoạn này chúng thường được biểu diễn theo kiểu đối âm tức là mỗi nhạc cụ sẽ cùng chơi một chất liệu, giai điệu vào những thời điểm khác nhau.

Thời kỳ đầu của nhạc thính phòng

Thời kỳ đầu của nhạc thính phòng

Nhạc thính phòng nửa sau thế kỷ XVIII

Sang tới nửa sau thế kỷ 18, thị hiếu của người nghe có sự thay đổi khiến cho các nhà soạn nhạc cũng theo đó mà lựa chọn đi theo những con đường khác đi. Đây cũng là giai đoạn xuất hiện rất nhiều nhà soạn nhạc đại tài, họ ưa thích phong cách Galant mới, nhẹ nhàng, kết cấu bài nhạc có phần mỏng hơn, giai điệu và âm trầm đều rõ ràng hơn.

Từ đó xuất hiện một hình thức chơi nhạc thính phòng kiểu mới mang tên dạ khúc. Những người bảo trợ sẽ mời nhạc sĩ đường phố tới dưới ban công để chơi nhạc, tất nhiên là giai điệu vẫn sẽ do các nhà soạn nhạc viết, thường sẽ có 2 đến 5 hoặc 6 người chơi.

Nhạc thính phòng nửa sau thế kỷ XVIII

Nhạc thính phòng nửa sau thế kỷ XVIII

Giai đoạn Beethoven

Ludwig van Beethoven được ví là nhà soạn nhạc có sức ảnh hưởng khủng khiếp với nền âm nhạc phương Tây, ông là người đưa âm nhạc thính phòng lên một tầm cao mới về cả kỹ thuật lẫn chất lượng nội dung. Các tác phẩm của ông là hình mẫu chủ nghĩa lãng mạn vào thế kỷ 19.

Tài năng của Beethoven được công nhận ngay từ tác phẩm đầu tiên Piano Trios, Op. 1 khi ấy ông mới chỉ có 22 tuổi, quả thực là không kề phụ lòng người thầy đã rèn rũa ông bao lâu nay (Haydn chính là thầy của Beethoven). Những tác phẩm kinh điển mà Beethoven để lại cho nền âm nhạc nhân loại là quá quý giá với số lượng lớn và đều là những bản nhạc huyền thoại mà khó có nhà soạn nhạc nào có thể vượt qua.

Giai đoạn Beethoven nhạc thính phòng lên một tầm cao mới

Giai đoạn Beethoven nhạc thính phòng lên một tầm cao mới

Nhạc thính phòng thế kỷ XXI

Trong bối cảnh thời đại mới với sự xuất hiện của nhiều thể loại mới hợp thị hiếu người nghe hơn, nhạc thính phòng cũng đã có nhiều bước tiến hóa phát triển để thích ứng với bối cảnh âm nhạc hiện nay. Các nhà soạn nhạc đã thử thêm các phong cách, kết hợp giữa cổ điển và hiện địa như nhạc điện tử, jazz,… cùng với đó là các hình thức biểu diễn mới lạ thu hút người nghe.

Không chỉ vậy với các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, người nghe cũng dễ dàng tiếp cận được với những ca khúc thính phòng yêu thích. Những người đam mê hay các nhạc sĩ dễ dàng học và biến tấu thính phòng thông qua các tư liệu, lớp học trực tuyến về chamber music trên toàn cầu mà chẳng bị ràng buộc về mặt vị trí địa lý.

Nhạc thính phòng thế kỷ XXI đã có những đổi mới để hợp thời đại

Nhạc thính phòng thế kỷ XXI đã có những đổi mới để hợp thời đại

Đặc điểm của nhạc thính phòng là gì?

Nhạc thính phòng (chamber music) được đặc trưng bởi một số điểm riêng biệt như sau:

Đặc điểm Nội dung
Nhóm biểu diễn Thường sẽ có từ 2 – 9 nhạc sĩ biểu diễn nên dễ tương tác hơn.
Chức năng của nghệ sĩ Mỗi nghệ sĩ sẽ biểu diễn một phần riêng, không có người chỉ huy, vì thế cần có sự hợp tác, giao tiếp và phối hợp tốt giữa các nghệ sĩ với nhau.
Không gian biểu diễn Thường là các phòng riêng tư, không gian nhỏ, thân mật chẳng hạn như phòng trà, hòa nhạc nhỏ giúp người nghe cảm nhận được âm thanh chân thực, tự nhiên nhất của các nhạc cụ.
Sự tương tác phong phú hơn Biểu diễn nhạc thính phòng đòi hỏi mức độ cao về giao tiếp âm nhạc và sự phản ứng nhanh nhạy giữa các nghệ sĩ. Họ phải lắng nghe nhau, phản ứng trong thời gian thực và thích ứng với biểu hiện âm nhạc của nhau.
Nghệ sĩ với khán giả Nhờ không gian nhỏ, thân mật, buổi biểu diễn thường tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa các nghệ sĩ và khán giả. Khán giả có thể chứng kiến sự biểu lộ và tương tác trực tiếp với họ.
Cấu trúc mời lưu Kích thước nhỏ của dàn nhạc thính phòng cho phép tạo ra một cấu trúc âm nhạc rõ ràng, trong đó các dòng nhạc và giọng hát cá nhân được nghe rõ ràng
Sự đồng đều Khác với nhạc giao hưởng, nơi sự tập trung thường ở người chỉ huy và một số phần nhạc cụ cụ thể thì thính phòng lại cho các nhạc cụ đều có vai trò ngang nhau.
Sự đa dạng nhạc cụ Nhạc phòng bao gồm nhiều sự kết hợp nhạc cụ khác nhau, bao gồm tứ tấu dây, ba tấu dương cầm, nhóm năm loại gỗ, dàn đồng đồng và nhiều loại khác.
Dàn nhạc có từ 2 - 9 nhạc sĩ biểu diễn nên dễ tương tác

Dàn nhạc có từ 2 – 9 nhạc sĩ biểu diễn nên dễ tương tác

Các nhạc cụ sử dụng trong dàn nhạc thính phòng

Một số nhạc cụ thường được dùng trong các dàn nhạc biểu diễn thính phòng bao gồm:

Nhạc cụ dây:

  • Violin
  • Viola
  • Cello
  • Double Bass
  • Harp
Nhạc cụ bộ dây dùng trong nhạc thính phòng

Nhạc cụ bộ dây dùng trong nhạc thính phòng

Nhạc cụ gỗ:

  • Flute
  • Clarinet
  • Oboe
  • Bassoon

Nhạc cụ đồng:

  • Kèn trumpet
  • Kèn cor
  • Kèn-tu-ba
  • Kèn trống

Nhạc cụ bộ đồng

Nhạc cụ bàn phím:

  • Đàn piano
  • Cembalo
  • Đàn ống (trong một số tác phẩm nhạc phòng cụ thể).

Giọng hát có:

  • Soprano
  • Alto/Contralto
  • Tenor
  • Baritone
  • Bass
Piano cũng là loại được sử dụng trong nhạc thính phòng

Piano cũng là loại được sử dụng trong nhạc thính phòng

Việt Nam có nhạc thính phòng không?

Xét theo định nghĩa nhạc thính phòng là gì ở phía trên ở Việt Nam cũng có một số dòng nhạc tương đương với thính phòng đó là:

Những thể loại này đều có đặc điểm chung giống với thính phòng là biểu diễn tại một không gian nhỏ với số lượng nhạc công ít, sự tương tác qua lại giữa các nhạc cụ, giọng hát tạo nên một tác phẩm tuyệt vời cho người nghe.

Thính phòng Việt Nam mang âm sắc dân tộc gồm ca trù, ca huế, đờn ca tài tử

Thính phòng Việt Nam mang âm sắc dân tộc gồm ca trù, ca huế, đờn ca tài tử

Một số nhà soạn nhạc thính phòng nổi bật

Một số nhà soạn nhạc thính phòng đại tài được cả thế giới biểu tới thì không thể bỏ qua Joseph Haydn, Mozart, Ludwig van Beethoven.

Joseph Haydn

Joseph Haydn, tên đầy đủ là Franz Joseph Haydn (1732-1809), là một nhà soạn nhạc người Áo và là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Cổ điển của âm nhạc cổ điển phương Tây. Ông thường được gọi là “Cha đẻ của Dàn nhạc giao hưởng” và “Cha đẻ của Tứ tấu dây” nhờ những đóng góp quan trọng của mình. Không chỉ vậy Haydn còn là tác giả của nhiều bản nhạc thính phòng huyền thoại.

Các tác phẩm của ông được đặc trưng bởi sự thanh lịch, sáng tạo và phong cách tinh tế. Haydn cũng rất biết cách vận dụng thành thạo các hình thức, tạo ra những tác phẩm có cấu trúc tốt và đổi mới, vừa dễ thưởng thức cho khán giả vừa đòi hỏi sự cởi mở tư duy của nhạc sĩ và người soạn nhạc. Một số tác phẩm chamber music nổi bật: Tứ tấu dây, Op. 76 (The Six String Quartets, Op. 76), Tứ tấu dây, Op. 64 (The Six String Quartets, Op. 64), Ba tấu dương cầm, Hob. XV:27 in C major, Ba tấu dương cầm, Hob. XV:25 in G major, “Gypsy Trio”,…

Joseph Haydn

Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) là một nhà soạn nhạc tài năng và có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ Cổ điển của âm nhạc cổ điển phương Tây. Ông sinh ra tại Salzburg, Áo, và đã tỏ ra xuất sắc về âm nhạc từ khi còn rất trẻ.

Âm nhạc của Mozart đặc trưng bởi giai điệu, âm hòa và cảm xúc xuất sắc. Ông là một bậc thầy của nhiều hình thức âm nhạc, bao gồm dàn nhạc giao hưởng, thính phòng, opera, concertos và bản nhạc đàn piano. Các tác phẩm của Mozart mang dấu ấn của sự thanh lịch, sâu sắc tình cảm và sự tinh tế kỹ thuật, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn con người.

Mozart

Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven (1770-1827) là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano cách mạng được xem là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông sinh ra tại Bonn, một phần của Đế quốc La Mã Thần thánh lúc đó và hiện nay là Đức.

Âm nhạc của Beethoven đại diện cho sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn Cổ điển và Lãng mạn trong âm nhạc cổ điển phương Tây. Các tác phẩm của ông được biết đến với độ sâu cảm xúc, tính chất mãnh liệt và sự sáng tạo đột phá trong cách sử dụng hình thức âm nhạc. Beethoven đã mở rộng phạm vi và sức mạnh biểu cảm của âm nhạc cổ điển, mang đến một tầm cao mới về cảm xúc và sự thể hiện cá nhân. Một số tác phẩm nổi bật trong dòng nhạc thính phòng: String Quartet No. 1 in F Major, Op. 18, No. 1, Cello Sonata No. 3 in A Major, Op. 69, Sonata for Violin and Piano No. 5 in F Major, Op. 24 “Spring”,…

Ludwig van Beethoven

Ngoài ra còn khá nhiều nhà soạn nhạc thính phòng với nhiều tác phẩm bất hủ được thính giả trên toàn cầu yêu thích như: Claude Debussy, Maurice Ravel, Max Reger, Béla Bartók, Sergei Prokofiev, Dmitry Shostakovich,…

Những bài hát thính phòng hay nhất tiếng Anh

Cùng kể tên những bài nhạc thính phòng hay nhất bằng tiếng Anh và thưởng thức nhé!

1. Bản Giao Hưởng Định Mệnh (Beethoven)

2. Liebesleid (Fritz Kreisler, Tasmin Little)

3. My Heart Will Go On

4. Chopin: Cello Sonata in G Minor, Op. 65: III. Largo

5. Mozart: Serenade No. 13 in G Major, K. 525 Eine kleine Nachtmusik: I. Allegro

Những bài nhạc thính phòng hay nhất tiếng Việt

Nhạc thính phòng cũng thu hút một số lượng lớn người yêu thích cũng như một số nghệ sĩ Việt lựa chọn kết hợp thể loại này trong các tác phẩm của mình, có thể kể tới như:

1. Rừng Chưa Thay Lá

“Anh đi rừng chưa thay lá
anh về rừng lá thay chưa
phố cũ bây chừ xa lạ
hắt hiu đợi gió giao mùa

Xuân xưa mình chung đôi bóng
xuân này mình ngóng trông nhau
hun hút phương trời vô vọng
nhớ thương bạc trắng mái đầu

Em có về qua lối cũ
phố phường chừ đã đổi thay
thương em nửa đời hoang phế
thương ta trọn kiếp lưu đầy

Xuân nay mình em lẻ bóng
có còn tiếc nhớ xuân xưa
dài tay đếm từng nhung nhớ
em ơi chờ gió giao mùa”

2. Bài không tên cuối cùng

“Nhớ em nhiều nhưng chẳng nói
Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Ôi đớn đau đã nhiều rồi
Một lời thêm càng buồn thêm còn hứa gì

Biết bao lần em đã hứa
Hứa cho nhiều rồi lại quên
Anh biết tin ai bây giờ
Ngày còn đây người còn đây cuộc sống nào chờ

Này em hỡi con đường em đi đó
Con đường em theo đó sẽ đưa em sang đâu
Mưa bên chồng có làm em khóc
Có làm em nhớ những khi mình mặn nồng

Này em hỡi con đường em đi đó
Con đường em theo đó đúng hay sao em
Xa nhau rồi thiên đường thôi lỡ
Cho thần tiên chấp cánh xót đau người tình si

Suốt con đường ai dìu lối
Hãy yêu nhiều người em tôi
Xin gửi em một lời chào
Một lời thương một lời yêu lần cuối cùng

Vẫn con đường, con đường cũ
Vẫn ngôi trường, ngôi trường xưa
Mưa vẫn bay như hôm nào
Người ở đâu, mình ở đây bạc mái đầu

Này em hỡi con đường em đi đó
Con đường em theo đó chắc qua bao lênh đênh
Bao gập ghềnh có làm héo hắt
Có dập tắt mất nét tươi nhuận nụ cười

Này em hỡi con đường em đi đó
Con đường em theo đó đúng đấy em ơi
Nếu chúng mình có thành đôi lứa
Chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau

Nếu không còn được gặp gỡ
Giữ cho trọn ân tình xưa
Xin gửi em một lời nguyền
Được bình yên, được bình yên về cuối đời”

3. Đường Về Quê Hương

“Đến bao giờ trở về Việt Nam
Thăm đồng lúa vàng thăm con đò chiều hoang
Đường mòn quanh co ôm chân hàng tre thắm
Nghe gió chiều nhẹ đưa

Đến bao giờ ta được nhìn ta
Ta được nhìn ta trong niềm vui phố xưa
Cô em đôi mắt ướt mang sầu chia ly
Ra mừng đón anh về

Quê hương ơi Việt Nam nước tôi
Tôi mong ngày về từng phút người ơi
Quê hương tôi nằm cạnh biển khơi
Cho tôi tiếng khóc từ khi ra đời
Bây giờ mình đã đôi nơi
Bây giờ buồn lắm người ơi
Thương cho ai sầu thương héo hắt
Nhắc qua để rồi đêm xuống ngậm ngùi

Mấy năm rồi tưởng chừng ngày qua
Đêm nằm nhớ nhà nhớ thương từng bạn xa
Bạn vào rừng sâu hay ra vùng sỏi đá
Thương tiếc một thời qua

Nếu mai này muôn lòng nở hoa
Ta lìa đất mới trong niềm vui chứa chan
Quê hương yêu dấu với con đường thênh thang
Tưng bừng đón ta về”

4. Giã Từ Đêm Mưa

“Ðêm khuya mưa rơi rơi trên đường vắng
Ðôi chân lang thang tâm tư trầm lắng
Hạt mưa reo rắt nỗi buồn cho thế gian sầu
Thương mối duyên đầu yêu lứa đôi nghèo
Ðội mưa mà đi

Ði trong đêm mưa mưa rơi tầm tã
Hoang mang bâng khuâng ai mong từ giã
Hạt mưa rơi ướt mi nàng se thắt tim chàng
Giây phút ngỡ ngàng đôi lứa thôi đành
Giã từ đêm mưa

Ơ ớ ơ ơ ờ
Ơ ớ ơ ơ ờ
Ơ ớ ơ ơ ờ
Ờ ơ ờ ơ”

5. Thu sầu

“Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ
Trời chiều man mác buồn nát con tim
Lệ tình đẫm ướt tà áo trinh nguyên
Kỷ niệm êm đềm còn in trên giấy

Người ôm thương nhớ ra đi từ đấy
Trời đày hai đứa vì thiếu tơ duyên
Rừng còn thay lá tình vẫn chưa yên
Thương chi cho lắm rồi cũng xa nhau

Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu
Nhịp cầu Ô Thước hẹn đến mai sau
Ngày dài nhung nhớ mình cũng như nhau
Trên cao bao vì sao sáng
Rừng vắng có bao lá vàng là bấy nhiêu sầu

Người đi hoa lá chết trong niềm nhớ
Người về lặng lẽ tình vẫn bơ vơ
Thà rằng chôn kín mộng ước xa nhau
Quên đi cho hết một kiếp thương đau”

Nghe nhạc thính phòng bằng loa gì hay?

Nhạc thính phòng có sự kết hợp của rất nhiều nhạc cụ, âm sắc cực kỳ phong phú, vì thế lựa chọn những dàn karaoke, nghe nhạc chất lượng với đầy đủ các thiết bị như amply, loa hay combo cục đẩy và vang số là một giải pháp hoàn hảo. Còn trường hợp bạn chỉ muốn nghe nhạc thư giãn cho phòng nhỏ hoặc cá nhân, không cần nhạc quá lớn thì có thể lựa chọn dùng loa âm trần, loa treo tường hay các mẫu loa bluetooth chất lượng cũng khá ổn.

Lưu ý khi chọn loa để nghe nhạc thính phòng là ưu tiên các hãng nổi tiếng như Bose, JBL, BMB, Fony, King, EUDAC,…. để đảm bảo chất lượng cũng như độ bền là tốt nhất.

Nghe nhạc thính phòng bằng loa gì hay?

Nghe nhạc thính phòng bằng loa gì hay?

Một vài điều thú vị về Chamber music nhạc thính phòng

Hiệu hội âm nhạc thính phòng nổi tiếng thế giới

  • Associated Chamber Music Players – ACMP.
  • Chamber Music America.
  • Music for the Love of It.
  • Hiệp hội âm nhạc thính phòng Ottawa.
  • Musica Viva Australia.

Tại Mỹ có một số cái tên nổi bật như:

  • Hiệp hội âm nhạc thính phòng của Trung tâm Lincoln có trụ sở tại Thành phố New York
  • Southwest Chamber Music có trụ sở tại Los Angeles.
  • Chicago Chamber Music có trụ sở tại Chicago.
  • Canadian Brass có trụ sở tại New York và Toronto.
  • Juilliard String Quartet ở New York.
  • Kronos String Quartet ở San Francisco.
  • Emerson String Quartet ở New York.
Các lễ hội âm nhạc thính phòng xuất hiện khá sớm và vẫn được tổ chức cho tới ngày nay

Các lễ hội âm nhạc thính phòng xuất hiện khá sớm và vẫn được tổ chức cho tới ngày nay

Lễ hội âm nhạc thính phòng

Một số lễ hội âm nhạc thính phòng hay, nổi bật nhất có thể kể tới như:

  • Atlantic Music Festival.
  • Australian Festival of Chamber Music.
  • Bridgehampton Chamber Music Festival.
  • Chamber Music Northwest.
  • East Neuk Festival.
  • GAIA Chamber Music Festival.
  • HIghlands-Cashiers Chamber Music Festival.
  • InterHarmony International Music Festival.
  • International Chamber Music Festival of Cervo.
  • International Chamber Music Festival Plovdiv.

….. (còn rất lễ hội thính phòng khác nữa bạn có thể tham khảo tại: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_chamber_music_festivals)

Trên đây là bài viết giải đáp nhạc thính phòng là gì? Nguồn gốc, các giai đoạn phát triển cũng như những bài nhạc thính phòng hay nhất. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về thể loại nhạc này và thưởng thức chúng một cách trọn vẹn nhất. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Duy Shinota - Giám đốc Lạc Việt Audio

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!


Tin tức mới

Đánh giá Nhạc thính phòng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, các tác phẩm hay nhất