[Mẹo] Cách sửa loa sub mất nguồn, không có tiếng cực dễ tại nhà!
- Ngày đăng: 29 - 07 - 2023
- Lượt xem: 3923
Chi tiết bài viết
- Tự sửa loa sub tại nhà giúp tiết kiệm chi phí
- Các lỗi thường gặp của loa sub
- Nguyên nhân và cách sửa loa sub tại nhà cực dễ
- 1. Loa sub mất nguồn
- 2. Loa sub không có tiếng
- 3. Loa sub bị rền
- 4. Loa sub bị rè
- 5. Sửa loa sub khi bị lẫn tiếng treble
- 6. Sửa loa sub ô tô
- Lưu ý khi sửa loa sub tại nhà
- Địa chỉ sửa loa sub điện, sub ô tô, sub hơi uy tín
Loa sub là một trong những mảnh ghép quan trọng giúp hoàn thiện hệ thống âm thanh của bạn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng lại khó tránh khỏi những lỗi hỏng hóc. Hôm nay, Lạc Việt Audio sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa loa sub không có tiếng, mất nguồn, rền, rè,…. cực đơn giản tại nhà. Cùng đón xem nhé!
Tự sửa loa sub tại nhà giúp tiết kiệm chi phí
So với việc mang ra tiệm sửa chữa mà bạn không nắm rõ hoặc không tin tưởng thì tự học sửa loa sub điện, sub hơi hay sửa loa sub ô tô tại nhà đem lại nhiều lợi ích hơn như:
- Giúp bạn nắm rõ và hiểu hơn về các thiết bị của mình.
- Tiết kiệm được kha khá chi phí.
- Đảm bảo rằng không bị độn giá, thay thế các linh kiện kém chất lượng.
- Với các lỗi đơn giản ta có thể tự khắc phục tại nhà tiết kiệm thời gian.
Tất nhiên với các lỗi hỏng hóc nặng cần sửa mạch loa sub bên trong hoặc can thiệp trực tiếp vào các linh kiện trong mạch thì vẫn nên mang ra các đơn vị sửa chữa uy tín chuyên nghiệp để đảm bảo thiết bị được xử lý lỗi triệt để, an toàn.

Tự sửa loa sub tại nhà giúp tiết kiệm chi phí
Các lỗi thường gặp của loa sub
Loa subwoofer hay loa siêu trầm với chức năng chính là tái tạo các dải tâm trong khoảng từ 20 – 200Hz giúp âm thanh của hệ thống có chiều sâu và uy lực mạnh mẽ hơn. Trong quá trình sử dụng loa sub thì có một số lỗi thường gặp nhất đó là:
- Loa sub mất nguồn.
- Loa sub không có tiếng hoặc bị nhỏ tiếng.
- Loa sub bị rền.
- Loa sub bị rè.
- Loa siêu trầm bị lẫn tiếng treble.

Loa sub mất nguồn hoặc không có tiếng là 2 lỗi hay gặp nhất
Nguyên nhân và cách sửa loa sub tại nhà cực dễ
Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào phần quan trọng nhất của bài viết ngày hôm nay đó là giải đáp nguyên nhân và hướng dẫn cách sửa loa sub điện, sub hơi tại nhà cực hiệu quả và nhanh chóng. Cùng tìm hiểu nào!
1. Loa sub mất nguồn
Nguyên nhân: Loa sub mất nguồn có thể do một số nguyên nhân như:
- Quên chưa bật nguồn loa sub, nhất là trên loa sub điện phải bật công tắc nguồn thì loa mới có thể hoạt động.
- Dây kết nối nguồn bị đứt, hỏng, côn trùng cắn.
- Dây nối nguồn vào bên trong mạch bị đứt.

Loa sub mất nguồn nguyên nhân có thể chưa bật công tắc nguồn hoặc đứt dây nguồn
Cách sửa loa sub mất nguồn: Trước tiên cần kiểm tra xem bạn đã bật nguồn cho loa sub hay chưa, nếu đã bật mà loa vẫn chưa lên nguồn thì bắt đầu kiểm tra tới dây kết nối xem chúng có xuất hiện tình trạng bị gãy gập, đứt hay không. Sử dụng dây nguồn mới thay cho dây nguồn cũ nếu vẫn không khắc phục được tình trạng loa sub mất nguồn thì bắt đầu tháo bên trong ra kiểm tra mạch, sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định mạch bên trong có được cấp nguồn hay không.
2. Loa sub không có tiếng
Trường hợp loa sub không có tiếng có thể do một số nguyên nhân chính như:
- Âm lượng trên loa hoặc trên thiết bị xử lý, đẩy đang để ở mức 0.
- Đã cấp nhạc qua cổng kết nối nhưng chưa bật phát nhạc.
- Cấp tín hiệu nhạc nhưng cổng kết nối bị hỏng hoặc dây jack bị hỏng, đứt.
- Loa sub bị đứt dây coil hoặc bị cháy hỏng cũng không có tiếng phát ra.

Loa sub không có tiếng có thể do âm lượng đang để ở mức 0
Cách sửa loa sub không có tiếng:
Sau khi kết nối và phát nhạc hãy bật âm lượng của loa sub lên từ từ trường hợp vẫn thấy loa báo đèn thì rất có thể là nút chỉnh âm lượng có vấn đề hoặc dây coil đã bị đứt khiển màng loa không thể dao động tạo ra âm thanh. Lúc này hãy mở bên trong loa ra và kiểm tra, trường hợp bạn không tự sửa được thì hãy mang ra các đơn vị sửa chữa âm thanh uy tín để tránh khiến loa hỏng nặng hơn.
3. Loa sub bị rền
Loa sub bị rền cùng là một trong những tình trạng rất hay gặp khi sử dụng chúng trong hệ thống. Có một số nguyên nhân chính như:
- Do amply không đủ công suất cho loa sub.
- Thiết kế phòng khiến tiếng trầm bị cộng hưởng tạo ra tiếng rền.
- Phối ghép thiết bị không hợp lý.
- Cắt tần số loa sub không tốt.
- Dây jack kết nối xuống cấp hoặc dùng loại kém chất lượng.
- Loa sub đã sử dụng quá lâu bị xuống cấp trầm trọng.

Loa sub bị rền nguyên nhân chính là đẩy, amply quá yếu để đánh loa
Cách sửa loa sub bị rền trong trường hợp này như sau:
- Nếu amply thiếu công suất: Kiểm tra lại công suất giữa hai thiết bị, phải đảm bảo amply hay cục đẩy có công suất gấp 2 lần với sub, trường hợp chỉ bằng công suất thì nên thay thế bộ khuếch đại khác hoặc chơi ở chế độ bridge để tăng công suất.
- Thử đổi vị trí đặt loa trong phòng, giảm các vật dụng dây cộng hưởng, không nên đặt loa sát gần tường nhất là với các loa có cổng bass reflex phía sau.
- Để dải bass quá sâu xuống tận 20Hz cũng rất dễ bị rền bởi hệ thống xử lý âm thanh không tốt, nên cắt tần ở mức 40 – 50Hz vừa đảm bảo được tiếng bass vẫn sâu, lực mà không có tiếng rền khó chịu.
- Thay thế dây jack nếu chúng đã dùng quá lâu, đang có hiện tượng bị oxi hóa.
- Đừng quên kiểm tra định kỳ, vệ sinh loa sạch sẽ, trường hợp loa đã quá cũ mà bạn không thể khắc phục được tình trạng chúng bị rền thì nên mua loa mới để thay thế.
4. Loa sub bị rè
Loa sub bị rè có thể do một số nguyên nhân như:
- Dùng loa với mức công suất quá lớn.
- Do micro khiến loa sub bị rè.
- Chia tần không phù hợp.
- Bass loa bị hỏng, xuống cấp gây xuất hiện tiếng rè.

Để sửa loa sub bị rè chúng ta nên chỉnh âm lượng tối đa là 80% âm lượng max
Cách sửa loa sub điện, sub hơi bị rè tại nhà:
- Khi sử dụng bạn chỉ nên chỉnh âm lượng của loa sub tối đa là 80% âm lượng max như vậy sẽ đảm bảo tiếng ra không bị rè hay vỡ tiếng.
- Micro bị hú khiến loa sub bị rè, lúc này thì nên sử dụng kết hợp bộ chống hú hoặc các dòng vang xịn để cắt hú rít.
- Khi bạn chia tần cho loa sub không hợp lý chẳng hạn chia cả dải mid xuống loa sub hoặc dải treble nữa thì có thể khiến loa bị rè rất khó chịu, lúc này hãy chỉnh crossover lại chỉ để dưới 300Hz.
- Bass loa đã cũ xuống cấp cũng có thể gây xuất hiện các tiếng rè, lúc này hãy thay thế củ bass mới để cải thiện chất lượng âm thanh.
5. Sửa loa sub khi bị lẫn tiếng treble
Nguyên nhân: Chỉ có nguyên nhân duy nhất là chia sai tần số cho loa sub.
Cách sửa loa sub điện, sub hơi bị lẫn treble:
- Nếu là sub hơi: Hãy căn chỉnh thông qua vang số, chia lại các dải tần hợp lý để không có tiếng trung hay treble ở cổng out ra loa sub.
- Nếu là sub điện: Sub điện mà lẫn tiếng treble thì mạch phân tần bên trong đã có vấn đề bạn phải kiểm tra lại hoặc thay thế nếu cần thiết.

Chia lại tần số cho loa sub để không lẫn tiếng treble
6. Sửa loa sub ô tô
Loa sub ô tô cũng thường xảy ra một số lỗi hỏng hóc như:
- Bong rách gân khiến âm thanh ra không được hay hoặc có tiếng rè khó chịu nguyên nhân chủ yếu do tác động môi trường, mở loa với âm lượng quá lớn trong thời gian dài.
- Loa sub không có tiếng vì đứt cuộn cuôn nguyên nhân chủ yếu do mở quá công suất.
- Rách màng loa khiến tiếng ra nghe khó chịu nguyên nhân có thể do đã dùng loa quá lâu hoặc có tác động gì đã khiến chúng bị rách.

Sửa loa sub ô tô thường sẽ thay gân hoặc thay màng loa mới
Cách sửa loa sub ô tô:
- Thay gân loa nếu chúng bị bong, rách.
- Thay cuộn coil loa mới chú ý phải dùng loại y hệt để đảm bảo chất lượng.
- Thay màng loa hoặc thay cả củ loa mới nếu chúng đã xuống cấp quá nhiều.
Trường hợp loa sub bị ù thì nguyên nhân và cách sửa loa sub bạn hãy tham khảo tại đây!
Lưu ý khi sửa loa sub tại nhà
Trong quá trình sửa loa sub điện, sub hơi, sửa loa sub ô tô tại nhà hãy chú ý một số điều như sau để chắc chắn rằng bạn sửa hiệu quả và không làm loa hỏng nặng hơn:
- Thứ nhất, nên kiểm tra và đảm bảo trạng thái tốt nhất cho loa sub hoạt động nếu chúng vẫn xảy ra lỗi mới bắt đầu tiến hành sửa chữa.
- Thứ hai, hệ thống dây kết nối nên chọn loại tốt, tránh mua loại kém chất lượng tín hiệu chập chờn hoặc không có sẽ khó xác định được lỗi của loa từ đâu để sửa.
- Thứ ba, đối với trường hợp cần sửa mạch loa sub thì phải chắc chắn bạn hiểu về mạch điện tử âm thanh còn không thì nên mang ra các cửa hàng điện tử để họ xử lý giúp.
- Thứ tư, sau khi sửa loa sub điện tại nhà xong nếu test loa thì nên để âm lượng ở mức 0 sau đó tăng lên từ từ tránh tăng đột ngột có thể khiến loa bị cháy hỏng nặng hơn.
- Cuối cùng, đừng quên kiểm tra, vệ sinh loa thường xuyên, tránh đặt loa sub tại những nơi quá nóng ẩm sẽ khiến loa dễ bị lỗi hỏng hơn.

Ưu tiên sử dụng những jack kết nối chất lượng để tránh được hiện tượng loa sub bị lỗi
Địa chỉ sửa loa sub điện, sub ô tô, sub hơi uy tín
Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị nhận sửa loa sub tại nhà, tuy nhiên là khách hàng bạn sẽ khó có thể biết được đâu mới là đơn vị sửa chữa uy tín, đáng tin cậy. Để tránh trường hợp bị hét giá, thay thế linh kiện kém chất lượng chúng tôi khuyên bạn chỉ nên tìm đến những đơn vị như Lạc Việt Audio để được hỗ trợ.
Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị âm thanh hàng đầu thị trường, chúng tôi còn là đơn vị sửa loa sub uy tín, giá niêm yết. Có bảo hành cho cả các sản phẩm sửa chữa. Vậy còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sửa loa sub không có tiếng, mất nguồn, rền, rè tại nhà cực hiệu quả cũng như địa chỉ nhận sửa chữa loa sub uy tín. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!
Tin tức mới