Master Quality Authenticated – MQA là gì? Ứng dụng trong âm thanh

  • Ngày đăng: 08 - 09 - 2023
  • Lượt xem: 1088

Master Quality Authenticated là một trong những chuẩn âm thanh nhận được sự quan tâm lớn từ phía những người yêu nhạc bởi sự vượt trội về chất lượng. Vậy bạn có biết MQA là gì? Chúng có điểm gì nổi trội so với các codec âm thanh trước đây. Cùng Lạc Việt Audio tìm hiểu ngay trong bài viết này để được giải đáp nhé!

Master Quality Authenticated – MQA là gì?

MQA viết tắt của từ Master Quality Authenticated được hiểu là công nghệ âm thanh có độ phân giải cao đạt chuẩn phòng thu mà đảm bảo không tốn nhiều dung lượng, tiện lợi hơn khi sử dụng.

Nhiều người còn hiểu MQA như là một định dạng âm thanh để so sánh với các định dạng thường gặp như Mp3, WAV, WMA,….Kể từ khi mã hóa âm thanh này ra đời chúng đã giải quyết được triệt để vấn đề về độ phân giải, chất lượng âm thanh cũng như kích thước tệp.

Master Quality Authenticated - MQA là gì?

Master Quality Authenticated – MQA là gì?

Nguồn gốc của codec MQA

MQA được giới thiệu vào tháng 12 năm 2014 bởi Meridian Audio tại London Anh Quốc, sau đó tiếp tục được giới thiệu tại Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2015, MQA có yêu cầu trả phí để được cấp phép hoạt động. Chỉ chưa tới 10 năm, công nghệ âm thanh này đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn được ứng dụng trên nhiều thiết bị thậm chí là trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến.

Phía Meridian cũng đã hợp tác với rất nhiều bên để có thể sử dụng codec âm thanh chất lượng cao MQA này như:

  • Các nhà sản xuất thiết bị âm thanh nổi bật: Pioneer, Onkyo, Mytek.
  • Các công ty phân phối âm nhạc: Warner Music Group, Universal Music Group, Sony Music và Merlin Network.
  • Đài phát thanh Radio Paradise.
Master Quality Authenticated được giới thiệu lần đầu vào năm 2014

Master Quality Authenticated được giới thiệu lần đầu vào năm 2014

Mô tả về codec MQA – Master Quality Authenticated

Để hiểu kỹ hơn về công nghệ mã hóa âm thanh MQA – Master Quality Authenticated, chúng ta cần biết, MQA là mã hóa có bị mất dữ liệu, chúng sử dụng phương pháp nén theo cấp bậc có khả năng giảm rõ rệt tốc độ mẫu, giảm kích thước tệp. Chúng được gọi là phương pháp nén “origami”, sau một loạt các origami này thì âm thanh MQA ra đời.

Âm thanh MQA có thể chứa bằng các định dạng tệp thông dụng như Flac, ALAC, CD-DA nên có thể sử dụng phát lại khi không có bộ giải mã MQA. Chất lượng âm thanh của MQA cao hơn bản ghi 16bit thông thường, chúng tương tự như các chuẩn aptX, LDAC hay WavPack Hybrid Lossy. Mặc dù đã trải qua thuật toán nén âm thanh nhưng chất lượng thì được đánh giá là tương đương với các kỹ thuật nén lossless.

MQA sử dụng phương pháp nén mất dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo cho ra âm thanh chất lượng cao

MQA sử dụng phương pháp nén mất dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo cho ra âm thanh chất lượng cao

Đặc điểm của MQA là gì?

Công nghệ âm thanh MQA – Master Quality Authenticated vẫn còn khá mới mẻ với người dùng Việt, chỉ những dân chơi âm thanh theo dõi và tìm hiểu mới biết được codec này. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của MQA theo đánh giá của nhiều chuyên gia.

Ưu điểm của Master Quality Authenticated

  • Cung cấp âm thanh có độ phân giải cao: MQA được thiết kế để ghi lại và tái sản xuất âm thanh ở độ phân giải cao, thường ở tốc độ mẫu 44.1 kHz, 48 kHz, 88.2 kHz hoặc 96 kHz, và với độ sâu bit là 16, 24 hoặc 32 bit. Độ phân giải cao này cho phép tái tạo chi tiết và trung thực lớn hơn.
  • Giảm kích thước tệp nhờ phương pháp nén hiệu quả: MQA vẫn cung cấp được âm thanh với độ phân giải cao mà kích thước tệp lại khá nhỏ, dễ dàng phát trực tuyến hoặc tải dễ dàng.
  • Tính “Authentic”: Sở dĩ gọi là authentic bởi MQA sử dụng quy trình gọi là “xác thực” để đảm bảo tính toàn vẹn của âm thanh. Để tạo ra tệp MQA thì các thông tin như quá trình ghi âm, nguồn analog ban đầu sẽ được ghi lại khi phát trên các thiết bị hỗ trợ MQA nó có thể xác minh thông tin này.
  • Khả năng tương thích ngược: MQA cho phép phát tệp trên cả các thiết bị không hỗ trợ MQA mà chất lượng âm thanh vẫn rất ổn, tất nhiên là để có được các tính năng đầy đủ như thiết bị có MQA thì không thể nào.
  •  Giảm nhiễu và méo tiếng hiệu quả trên tất cả các tần số nhờ vậy mà nâng cao trải nghiệm nghe của người dùng. Điều này có được là nhờ kỹ thuật xử lý đặc biệt tối ưu âm thanh, loại bỏ tạp âm.
MQA cung cấp âm thanh chất lượng cao

MQA cung cấp âm thanh chất lượng cao

Nhược điểm của MQA là gì?

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng công nghệ âm thanh Master Quality Authenticated cũng tồn tại một số điểm trừ như:

  • Là định dạng độc quyền nên phải trả phí để sử dụng, sẽ không có nhiều bản free giống như các công nghệ âm thanh khác. Và mức phí phải trả để sử dụng nhạc MQA cũng không hề rẻ.
  • Hạn chế về thiết bị tương thích: Không phải bất cứ thiết bị nào cũng hỗ trợ giải mã MQA mà chỉ có một số hãng hợp tác cùng với Meridian Audio Ltd.
  • Độ phổ biến chưa thực sự cao: Chưa thể nào so sánh với các định dạng phổ biến hiện nay như Flac hay WAV.
  • Hạn chế về khả năng phát trực tuyến vì chỉ có một số nền tảng nhạc số hỗ trợ MQA, nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít.
Nhược điểm là hạn chế về khả năng tương thích

Nhược điểm là hạn chế về khả năng tương thích

Yêu cầu để có thể sử dụng âm thanh MQA

Để giải mã các tệp âm thanh dùng codec Master Quality Authenticated – MQA thì cần đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Phần cứng tương thích MQA: Yếu tố quan trọng nhất là một thiết bị phần cứng hỗ trợ giải mã MQA. Điều này có thể bao gồm bộ giải mã số sang âm thanh (DAC), bộ khuếch đại, máy phát mạng hoặc tai nghe tích hợp hỗ trợ MQA. Những thiết bị này được thiết kế để giải mã các tệp MQA và đảm bảo bạn nghe âm thanh độ phân giải cao như mong muốn.
  • Phần mềm tương thích MQA: Nếu bạn sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động để phát các tệp MQA, bạn sẽ cần phần mềm hỗ trợ giải mã MQA. Một số trình phát phương tiện và ứng dụng phát trực tuyến hỗ trợ MQA. Hãy đảm bảo sử dụng một trình phát tương thích với MQA để tận hưởng đầy đủ lợi ích của định dạng này.
  • Nội dung được chứng nhận MQA: Tất nhiên, bạn cũng cần nội dung âm thanh đã được mã hóa dưới định dạng MQA.
  • Kết nối Internet: Nếu bạn đang phát trực tuyến nội dung MQA, kết nối Internet ổn định và đủ nhanh là cần thiết để tránh sự trễ và gián đoạn trong quá trình phát.

Nói chung hai yếu tố quan trọng hàng đầu đó là phần cứng và phần mềm phải hỗ trợ âm thanh MQA, đó là điều kiện tiên quyết để có thể giải mã được codec âm thanh này.

Để sử dụng được MQA cần có phần cứng và phần mềm tương thích

Để sử dụng được MQA cần có phần cứng và phần mềm tương thích

Cách để giải mã MQA

Đầu tiên chúng ta sẽ cần một phần mềm giải nén có tên là Core Decoder, phần mềm này có thể giải nén lên tới 24bit/96kHz và chuyển sang bộ giải mã DAC. Một số phần mềm bạn có thể tham khảo như Audirvana, Roon, app TIDAL (PC/Mobile) và Xiami Music.

Tiếp theo cần giải mã phần cứng thuật ngữ thường dùng là Renderer, bạn cần chuẩn bị DAC có hỗ trợ MQA, DAC sẽ tiếp tục giải mã MQA sau khi giải nén bằng phần mềm. Loại đặc biệt Full Decoder là các DAC có khả năng tích hợp cả giải mã phần cứng và phần mềm chỉ cần có file MQA là có thể dùng được luôn, loại này thực sự rất tiện lợi.

TIDAL - app hỗ trợ giải nén MQA trên điện thoại

TIDAL – app hỗ trợ giải nén MQA trên điện thoại

Chúng ta có thể nghe nhạc MQA ở đâu?

Hiện nay chúng ta đã có thể nghe nhạc MQA ở rất nhiều nền tảng, thiết bị khác nhau chẳng hạn như:

  • Dịch vụ phát trực tuyến âm nhạc: Một số nền tảng phát trực tuyến âm nhạc đã hợp tác với MQA để cung cấp âm nhạc được mã hóa MQA cho các thuê bao có thiết bị tương thích. Ví dụ về những dịch vụ như Tidal và Deezer.
  • High-Resolution Music Stores: Các cửa hàng nhạc online chất lượng cao cũng đã cung cấp âm thanh MQA cho phép người dùng mua và tải về như 7digital và Onkyo Music.
  • Albums được chứng nhận MQA: Tìm kiếm các album và bản thu âm được ghi rõ là được chứng nhận MQA hoặc được mã hóa dưới định dạng MQA.
  • Sự kiện và chương trình MQA: Đôi khi, MQA hợp tác với các nghệ sĩ và sân khấu để trình diễn âm nhạc MQA trong các sự kiện hoặc chương trình trực tiếp. Những sự kiện này có thể mang lại cơ hội trải nghiệm âm nhạc được mã hóa MQA trong môi trường trực tiếp. Người nghe có thể nghe được trực tiếp các buổi biểu diễn bởi các ban nhạc họ yêu thích mà không cần trực tiếp tới sự kiện đó.
Hiện đã có thể nghe nhạc MQA trên các nền tảng nhạc số

Hiện đã có thể nghe nhạc MQA trên các nền tảng nhạc số

Các thiết bị âm thanh nào hiện nay hỗ trợ MQA?

Xét trong âm thanh ta có thể gặp hai thiết bị thường gặp nhất có hỗ trợ MQA đó chính là bộ giải mã âm thanh và amply đa kênh.

Bộ giải mã âm thanh DAC

Các bộ giải mã âm thanh cao cấp của Cambridge, Cocktail Audio hay Yamaha đời mới hiện nay đều có hỗ trợ công nghệ âm thanh Master Quality Authenticated nhằm mang tới cho người dùng trải nghiệm âm thanh chất lượng cao, tuyệt vời nhất. Bạn có thể tham khảo một số model nổi bật như: Cambridge Audio DacMagic 200M, Cocktail Audio N15D, Cambridge CXN V2, Yamaha WXAD-10, Yamaha WXC-50,…

Bộ giải mã âm thanh DAC có hỗ trợ phát âm thanh MQA

Bộ giải mã âm thanh DAC có hỗ trợ phát âm thanh MQA

Amply đa kênh cao cấp

Nhiều mẫu amply nghe nhạc, xem phim đa kênh cao cấp cũng đã hỗ trợ codec âm thanh MQA, chúng cung cấp đa dạng sự lựa chọn hơn, người dùng cũng có thể trải nghiệm chất lượng âm thanh chuẩn phòng thu tốt hơn rất nhiều so với các dòng amply cũ trước đây. Một số thương hiệu amply đa kênh nổi bật có hỗ trợ MQA có thể kể tới như: Pioneer, Yamaha, Onkyo,…

Amply đa kênh cao cấp thế hệ mới cũng hỗ trợ MQA

Amply đa kênh cao cấp thế hệ mới cũng hỗ trợ MQA

Các thông tin thú vị về “MQA là gì”

Ai là người phát triển codec MQA?

Trả lời: Bob Stuart là nhà phát triển chỉnh cũng là nhà sáng lập ra MQA Ltd, kết hợp với Peter Craven.

MQA đã phát triển như thế nào rồi?

Trả lời: MQA đã giới thiệu ra công nghệ âm thanh chất lượng cao không dây.

MQA còn phát triển về mảng gì không?

Trả lời: Hiện MQA đã mở rộng thị trường của mình bằng cách hợp tác với nhiều bên khác để sản xuất nhiều thiết bị điện tử, âm thanh có hỗ trợ codec MQA chẳng hạn như tai nghe, loa cao cấp,…

Trên đây là bài viết giải đáp Master Quality Authenticated – MQA là gì? Đặc điểm cũng như cách để thưởng thức nhạc MQA online, offline. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về codec âm thanh này. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Duy Shinota - Giám đốc Lạc Việt Audio

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!


Tin tức mới

Giải pháp loa âm trần cho trường học

25 - 01 - 2023 | Lượt xem: 7279
Đánh giá Master Quality Authenticated – MQA là gì? Ứng dụng trong âm thanh